Filter là một trong những phụ kiện không thể thiếu trong việc chụp ảnh chuyên nghiệp. Nó giúp các nhiếp ảnh giá có thể điều chỉnh được màu sắc cũng như bảo vệ ống kính máy ảnh. Vậy Filter là gì, hãy cùng foxandhounds-ainthorpe.com tìm hiểu sâu hơn trong bài viết dưới đây nhé.

I. Tìm hiểu Filter là gì?

Filter

Filter là tấm kính lọc được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nhiếp ảnh

Filter hay còn được gọi là tấm kính lọc, được gắn ở phía trước ống kính nhằm kiểm soát lượng ánh sáng đến với ống kính, cũng như bảo vệ ống kính khỏi hư hạo. Bên cạnh đó, Filter còn có khả năng tăng cường màu sắc và thêm hiệu ứng vào trong những tấm hình.
Như vậy, Filter chính là lớp thủy tinh được gắn trước ống kính máy ảnh để tạo hiệu ứng cho các bức ảnh. Tùy theo từng loại máy ảnh mà người ta sẽ dùng 1 hoặc nhiều lớp Filter kết hợp với nhau.

II. Các loại Filter thường dùng

Nếu không sử dụng Filter, màu sắc sẽ không được lọc và loại bỏ những màu không cần thiết, khiến cho chất lượng bức ảnh không được sắc nét như mong muốn. Vì thế mà hiện nay có nhiều Filter với những chức năng khác nhau. Dưới đây là các loại tấm kính lọc phổ biến, giúp bạn hiểu rõ Filter là gì.

1. Filter UV

Filter UV hay còn gọi là kính lọc tia tử ngoại, có mục đích là loại bỏ lớp mờ được gây ra bởi ánh sáng của tia cực tím phản chiếu trong không khí. Bên cạnh đó, kính lọc tia tử ngoại còn bảo vệ ống kính khỏi bị xước, bụi bẩn.

2. Filter ND

Filter ND có tác dụng giảm cường độ sáng đi đến ống kính để tạo ra những hiệu ứng như mong muốn. Kính lọc này phù hợp chụp thác nước, mây chuyển động.

3. Filter GND

Mỗi Filter sẽ mang đến những hiệu ứng màu sắc khác nhau

Đây là một dàn biến thể khác của Filter ND. Nếu như Filter ND giảm cường độ ánh sáng từ mọi nơi đi đến đống kinh thì Filter GND chỉ cản cường độ ánh sáng đến từ một phía nhất định.
Vì thế mà giúp chúng ta thấy được những chi tiết của vùng sáng, nhưng không khiến các vùng khác tối đi. Filter GND phù hợp chụp phong cảnh có độ sáng chênh lệch lớn như mặt đất, bầu trời.

4. Filter CPL

Filter còn được gọi là kính lọc phân cực, chúng có nhiệm vụ là cản trở những tia sáng đi từ các hướng không mong muốn đến ống kính máy ảnh, nhờ đó mà loại bỏ được hiện tượng lóa khi chụp những mặt phản xạ.
Filter CPL sẽ được một phần cố định gắn chặt với đầu của ống kính, một phần có thể tự xoay để phân cực các tia sáng. Khi sử dụng kính lọc phân cực, màu sắc của trời sẽ xanh hơn tùy theo mức độ quay Filter khi chụp.

5. Kính lọc lấy nét màu

Kính lọc lấy nét màu sẽ giúp giảm độ sắc nét của ảnh, nhưng ở mức độ rất khó nhạn thất. Thông thường, Filter này sẽ được dùng để chụp ảnh chân chung để giúp da trông mềm mịn hơn.

6. Kính lọc Close up

Đây là Filter giúp bạn phóng đại, chụp cận cảnh hoa lá, côn trùng… Chất lượng ảnh từ tấm kính lọc Close up tuy không thay thế bằng các ống kính Macro nhưng việc sử dụng Filter này sẽ giúp giảm chi phí đáng kể đấy.

7. Filter Reverse GND

Đây là một dạng biến thể của Filter GND, thường được dùng để chụp bầu trời với cường độ ánh sáng cao. Đặc điểm của Filter là gì? Đó là phần viền bên dưới gần như là một tấm kính trong suốt, phần giữa sẽ tối hơn một chút còn bên trên sẽ tối hẳn.

8. Kính lọc màu

Filter còn có tác dụng bảo vệ ống kính không bị trầy, xước

Trong chụp ảnh đen trắng, những tấm kính lọc màu sẽ làm sánh các màu sắc tương tự và làm tối những màu đối ngược với nó, nhờ đó mà tăng sự đơn sắc cho bức ảnh.
Các kính lọc màu thường được sử dụng là kính lọc màu đỏ. Lọc màu cam, lọc màu vàng, lọc màu xanh lá cây, lọc màu xanh dương.
  • Kính lọc màu đỏ giúp tăng thêm phần kịch tính cho bức ảnh phong cảnh.
  • Kính lọc màu cam giúp tăng độ tương phản giữa các tông màu trong các họa tiết như gạch, ngói. Vì thế mà kính lọc này thường được dùng để chụp ảnh đô thị.
  • Kính lọc màu vàng giúp làm tối màu các đám mây, và có khả năng tách màu xanh lục của cây với những màu xanh đậm hơn rất tốt.
  • Kính lọc màu xanh lá cây được dùng để chụp ảnh cây cối vì nó giúp tách màu tán lá khỏi nụ hoa và những bông hoa sáng màu khác. Bên cạnh đó, kính lọc này còn có thể làm sáng bầu trời, nên được dùng để chụp phong cảnh.
  • Kính lọc màu xanh dương giúp làm tăng sự xuất hiện của mây mù, sương mù vì thế phù hợp để chụp phong cảnh buổi sáng sớm.

III. Sự khác nhau về kiểu dáng của Filter

Như đã chia sẻ khi giải thích Filter là gì, mỗi kính lọc sẽ có hình dáng khác nhau, cụ thể như sau:

1. Filter tròn

Đây là loại File phổ biến đối với các loại lens máy ảnh. Tùy theo kích thước đường kính của ống kính mà chúng sẽ có kích thước khác nhau. Một số bộ lọc thường gặp như là Filter ND, kính lọc màu, Filter UV…

2. Filter vuông

Bạn có thể sử dụng nhiều Filter cùng một lúc để mang đến hiệu ứng ánh sáng tốt nhất

Filter thường có kích thước 3×3 hoặc 4.4, và có thể xếp chồng lên nhau để điều chỉnh màu sắc, chất lượng của hình ảnh. Giá đỡ của Filter vuông sẽ được gắn trực tiếp vào ống kính để có thể chứa nhiều bộ lọc cùng 1 lúc.

3. Filter hình chữ nhật

Kích thước của kính lọc chữ nhật là 4×6. Phần giá đỡ của loại Filer này thường được gắn giống với Filter vuông. Tuy nhiên, khác với kính lọc vuông là File hình chữ nhật có khả năng thay đổi lên xuống để phù hợp với cảnh cần chụp.

4. Filter drop-in

Filter này thường được dùng bên trong ống kính tele dài, nguyên nhân là do kích thước của thấu kính phía trước lớn. Vì thế mà chỉ các bộ lọc phân cực và rõ ràng mới được thả vào.
Chắc hẳn qua những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu được Filter là gì rồi đúng không. Có thể thấy việc sử dụng Filter sẽ giúp bạn tạo ra được những hiệu ứng mong muốn khi chụp ảnh. Đồng thời nó cũng giúp quá trình hậu kỳ đỡ vất vả hơn. Vậy nên, nếu có điều kiện thì bạn hãy sắm ngay những chiếc Filter để có thể chụp được bức ảnh ưng ý nhất nhé. Chúc bạn thành công.