Người đảm nhận vị trí coach sẽ giúp khách hàng, người học đạt mục tiêu cá nhân hoặc những mục tiêu chuyên nghiệp cao cấp khác nhau. Để hiểu rõ coach là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của foxandhounds-ainthorpe.com nhé.

I. Coach là gì?

Coach được hiểu là người hướng dẫn, huấn luyện viên

Coach được hiểu là huấn luyện viên. Họ chính là người đồng hành hỗ trợ người học đạt được mục đích hoặc vượt qua vấn đề khó khăn nào đó trong công việc, cuộc sống. Mục đích của coaching là mở khóa tiềm năng ở người học để họ có thể phát huy tối đa năng lực của mình, giúp họ nhận thức về bản thân cao hơn.
Hiện nay, nghề coach đang là xu thế mới ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Mặc dù có sự khác nhau trong quá trình đào tạo nhưng trách nhiệm chính của các huấn luyện viên là tìm được phương pháp học phù hợp với người học. Giúp họ rèn luyện, phát triển bản thân tốt nhất.
Có lẽ vì thế mà nhiều thường nhầm lẫn phương pháp huấn luyện coaching với mentoring, consulting hay therapy:
  • Mentoring có nghĩa cố vấn, họ thường là người có kinh nghiệm trong một lĩnh vực nhất định nào đó và sẽ hỗ trợ người có ít kinh nghiệm hơn. Người cố vấn sẽ chia sẻ kiến thức của bản thân và có xu hướng trau dồi một lĩnh vực cụ thể nào đó. Thậm chí họ còn sẵn sàng “cầm tay chỉ việc”.
  • Consulting được hiểu là tư vấn, họ là người phân tích xác dữ liệu để đưa ra đề xuất, giải pháp cụ thể để đạt được kết quả tốt nhất hoặc giải giải quyết vấn đề nào đó.
  • Therapy có nghĩa là trị liệu, phương pháp này tập trung vào những điều xảy ra trong quá khứ và cố gắng hàn gắn những đau buồn, đổ vỡ. Họ đặt mục tiêu sẽ tạo ra sự thay đổi trong hành vi bằng cách làm việc với những sự kiện trong quá khứ.
Như vậy có thể thấy coach tập trung vào người học học, giúp họ tìm giải pháp để đạt được mục tiêu, trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai.

II. Ứng dụng của coach như thế nào?

Có thể thấy, huấn luyện viên sẽ giúp người học nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng của mình để có được phương án khắc phục tốt nhất. Vậy những ứng dụng của coach là gì, như thế nào?

1. Huấn luyện trong kinh doanh

Các coach sẽ sử dụng kiến thức chuyên ngành, khả năng đàm thoại của mình để thúc đẩy sự vận động trí não cho nhân viên, các nhà lãnh đạo để họ tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề mà công ty, doanh nghiệp đang gặp phải.

2. Định hướng nghề nghiệp

Coach giúp người được hướng dẫn hiểu rõ hơn về tiềm năng của bản thân

Mục tiêu của coach trong định hướng nghề nghiệp là giúp bạn tìm ra công việc phù hợp với bản thân thân.
Coach sẽ xác định mục tiêu của bản, tiềm năng bản thân mà bạn có thể phát triển được. Sau đó bạn sẽ dựa vào những điều đó để tìm ra điểm mạnh, hạn chế của bản thân. Qua đó tìm được công việc, hướng đi của mình.

3. Huấn luyện cuộc sống

Mục tiêu của huấn luyện cuộc sống là xác định và đạt được những thành tựu trong cuộc sống. Mỗi coach sẽ có những cách khai thác vấn đề của người học khác nhau.
Những với coach trong cuộc sống, họ sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị của bản thân, điểm mạnh đang có để phát triển bản thân tốt hơn.

4. Huấn luyện điều hành doanh nghiệp

Huấn luyện viên sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện và những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Coach sẽ khai thác sâu những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, khuyến khích lãnh đạo, nhân viên của doanh nghiệp cùng đóng góp ý kiến.

5. Huấn luyện thể thao

Coach sẽ trực tiếp trao đổi vấn đề sức khỏe của người học như thế nào, tìm ra những tác nhân gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, động viên tinh thần để vận động viên có thể thi đấu hết mình.

III. Nhiệm vụ của coach là gì?

Coach phải là người tạo được động lực cho học viên

Mỗi coach sẽ có sự ảnh hưởng khác nhau đến người học. Lộ trình mà các huấn luyện viên đưa ra sẽ quyết đến phân nửa sự thành công của hành viên. Vậy nhiệm vụ của một coach là gì?
  • Giúp người học hướng đến mục tiêu chính của họ trong công việc và cuộc sống.
  • Giúp khách hàng đánh giá đúng bản thân, cởi mở hơn trong việc chia sẻ những lo âu, tâm tư của mình.
  • Lên lộ trình đồng hành cùng người học trong việc chinh phục mục tiêu cá nhân của họ.
  • Nhận xét, đánh giá trung thực về ưu điểm, hạn chế mà người học cần phải khắc phục.
  • Tạo động lực và đồng hành cùng học viên trong suốt quá trình thực hiện mục tiêu đó.

IV. Bí quyết để trở thành chuyên gia coach

Để trở thành một chuyên gia coach bạn cần phải có những kỹ năng sau:
  • Kỹ năng lắng nghe: đôi khi việc lắng nghe còn quan trọng hơn lời nói đấy. Để khám phá được bản chất của người học, huấn luyện viên cần biết cách lắng nghe. Lắng nghe sẽ giúp coach hiểu rõ học viên, biết được những nỗi lo, sự sợ hãi để giúp người học vượt qua chúng.
  • Kỹ năng giao tiếp: huấn luyện là quá trình hai chiều. Nếu lắng nghe là kỹ năng quan trọng thì khả năng giao tiếp, giải thích sẽ giúp xóa bỏ mọi rào cản, định kiến. Chính cách giao tiếp, thuyết phục của coach sẽ giúp học viên tin tưởng hơn vào những mục tiêu mà bản thân họ đề ra.
  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp: hiểu đơn giản thì người huấn luyện phải biết tạo niềm tin cho người khác để có được những mối quan hệ tốt đẹp. Cốt lõi của vấn đề này chính là xây dựng được lòng tin của học viên lên chính mình.
  • Truyền cảm hứng: coach không phải người đem đến thành công nếu người học không cố gắng. Điều duy nhất mà người huấn luyện có thể làm chính là truyền cảm hứng, thúc đẩy học viên tiến lên phía trước và nắm lấy thành công.
Có thể thấy để trở thành một người huấn luyện giỏi là điều không dễ dàng. Bởi công việc này vừa đòi hỏi tư duy, vừa cần đến sự linh hoạt cũng như biết cách truyền tải kinh nghiệm, động lực của mình cho người học. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã phần nào hiểu được coach là gì cũng như có định hướng mới cho công việc trong tương lai của mình. Chúc bạn thành công.